Những nguyên tắc thiết kế cầu thang

   Theo quan niệm của người Á Đông, cầu thang là điểm khởi đầu dẫn luồn khí trong lành đến các phòng sinh hoạt của toàn bộ ngôi nhà. Vì thế, điểm khởi đầu của cầu thang trong nhà phải sáng sủa, thô ng thoáng, và được được đặt vào cung “lành”, hướng tốt. Một điều rất cần thiết là số bậc của mỗi tầng, cũng như toàn cầu thang, tính từ bậc thứ nhất đến bậc kết thúc phải rơi vào cung “Sinh” trong vòng tuần hoàn “Sinh”, “Lão”, “Bệnh”, “Tử”. Vì thế, tổng số bậc của cầu thang là bậc lẻ mới tốt (21, 17…). Được như vậy sẽ đảm bảo không những thuận tiện sinh hoạt, đồng thời cũng mang lại cho gia chủ cảm giác yên tâm, thoải mái trong ngôi nhà của mình. Số lượng bậc thang được tính từ bậc thứ nhất cho đến điểm kết thúc (chiếu tới, hành lang). Nếu có chiếu nghỉ thì chiếu nghỉ được tính như một bậc thang bình thường.

  Bố trí cầu thang hợp phong thủy

   Cầu thang là nơi dẫn khí từ tầng này lên tầng kia nên phải được thiết kế rộng rãi, sáng sủa. Trong kiến trúc nhà dân dụng hiện nay, cầu thang có kích thước chuẩn thường rộng từ 0.9m đến khoảng 1.2m (đối với nhà lô phố) và 1.5m hoặc lớn hơn đối với những công trình nhà ở cao cấp, biệt thự …

  • Chiều rộng của thân thang: trong kiến trúc nhà ở hiện nay, cầu thang thường rộng từ 0.9m đến khoảng 1.2m.
  • Độ dốc của cầu thang: Độ dốc của cầu thang quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang, có quan hệ mật thiết với khoảng rộng của bước đi, được tính bằng công thức 2h + b = 600 mm, trong đó: h là chiều cao của bậc thang, b là chiều rộng của bậc thang. Đối với các công trình kiến trúc, độ cao của bậc thang trong nhà thường từ 150 đến 180 mm, chiều rộng tương ứng từ 240 đến 300 mm.
  • Chiều cao của lan can: có liên quan mật thiết với độ dộc của cầu thang, cầu thang không dốc yêu cầu lan can làm cao một chút. Thông thường chiều cao của lan can được tính từ trung tâm của mặt bậc thang đến bậc trên của tay vịnh là 900 mm.
  • Chiếu nghỉ, đúng như tên gọi của nó, là nơi nghỉ chân tạm thời khi đang đi cầu thang. Trong thiết kế kiến trúc, chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, đồng thời phải hợp lý, thuận tiện cho việc đi lại.

   Một điều rất cần thiết là số bậc của mỗi tầng cũng như toàn bộ cầu thang: Khi thiết kế cầu thang, vấn đề này luôn được gia chủ cũng như kiến trúc sư rất lưu tâm. Tùy theo diện tích không gian từng nhà mà số lượng bậc thang nhiều hay ít. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo bậc cuối cùng là bậc lẻ (theo quan niệm của người phương Đông số lẻ là thể hiện sự sinh sôi). Như vậy, tổng số bậc thang phải chia hết cho 4 và dư 1 hoặc 3. Điều này không những đảm bảo về sự thuận tiện trong sinh hoạt, đi lại mà còn mang lại cảm giác yên tâm, thoải mái trong ngôi nhà.

Đảm bảo các nguyên tắc thiết kế cầu thang

   Với những ngôi nhà nhỏ hẹp, bạn nên nhờ kiến trúc sư tư vấn, thiết kế những chiếc cầu thang nhỏ gọn theo dạng góc hoặc xoắn ốc để tiết kiệm tối đa diện tích sàn. Để tiết kiệm diện tích, phần không gian dưới gầm cầu thang có thể tận dụng để kệ tủ, giá sách,…giúp tiết kiệm diện tích tối đa cho không gian sống của bạn.

Một số lưu ý nên tránh khi thiết kế cầu thang:

  • Cầu thang không nên đi thẳng ra hướng cửa chính
  • Cầu thang không nên hướng thẳng vào bếp dù ở tầng nào
  • Cầu thang không nên hướng thẳng vào cửa nhà vệ sinh
  • Hạn chế bố trí cầu thang trước mặt tiền nhà

    Công ty Cổ Phần IWA GROUP xin chia sẻ với mọi người một số nguyên tắc trong thiết kế cầu thang. Công ty chúng tôi chuyên cung cấp các dòng sản phẩm về trụ cầu thang, lan can kính, khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ Hotline: 0938 580 568 để được tư vấn.

0931 888 117

Gọi điện SMS Liên hệ